-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Vì sao học sinh không chú ý nghe giảng và cách khắc phục?
23/12/2020
3 lý do vì sao học sinh không chú ý nghe giảng và cách khắc phục?
Nếu như bạn là một giáo viên từ cách đây hai thập kỷ về trước, bạn sẽ thấy việc học sinh toàn tâm toàn ý học bài trong lớp học là chuyện hoàn toàn bình thường và đương nhiên. Thế nhưng, thế giới bây giờ đã thay đổi rất nhiều so với 20 năm trước, và mức độ tập trung của học sinh trên lớp cũng thế. Đáng buồn thay sự thay đổi ấy lại theo chiều hướng xấu đi.
Thời buổi công nghệ 4.0, tất cả các thế hệ học sinh bây giờ có cả triệu lí do để không tập trung vào bài giảng. Hầu hết học sinh thời nay dù là tiểu học hay đại học thì phần lớn đều đã được tiếp cận internet và sử dụng smartphone. Và tất nhiên, thông tin trên internet thú vị hơn rất nhiều so với bài giảng của thầy cô. Thế nhưng ngoài smartphone và internet ra, cũng vẫn có rất nhiều nguyên nhân khác mang tính cốt lõi dẫn đến sự thiếu tập trung của học sinh-sinh viên, một vài trong số đó thậm chí còn đến từ phương pháp giảng dạy của thầy cô. Hôm nay hãy cùng DNC đi khám phá 3 nguyên nhân chính gây ra sự mất tập trung của học sinh cũng như những đề xuất về giải pháp khắc phục nhé!
Màn Hình Tương Tác 𝗚𝗔𝗢𝗞𝗘𝘃𝗶𝗲𝘄 𝗔𝟵 - Công Cụ Giảng Dạy Đa Năng Cho Mọi Giáo Viên
Cách truyền tải kiến thức chưa được tối ưu
Đây là yếu tố rất quan trọng cần phải nắm được với các giáo viên bởi vì nó sẽ quyết định rất lớn được việc học sinh sẽ thực sự nhập tâm vào bài giảng của giáo viên bao nhiêu phần. Mỗi học sinh sẽ yêu thích những hình thức truyền tải bài giảng khác nhau. Có người thích được xem hình ảnh minh hoạ, người thích tiếp thu bằng việc nghe giảng và cũng có những người thích việc hoạt động tay chân, trải nghiệm thực tế hơn là ngồi yên học bài. Nếu như mỗi lớp học chỉ áp dụng một phương thức đơn điệu (thường là thầy nói trò nghe) cho tất cả các giờ học thì sẽ rất nhàm chán cho học sinh mỗi khi đến lớp.
Công việc của các giáo viên chính là phải tìm ra đâu là phương pháp được nhiều học sinh trong lớp yêu thích nhất. Từ đó sẽ phải đưa ra cách sắp xếp cấu trúc giờ học sao cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất. Phải kết hợp giữa tất cả các phương pháp lại với nhau, cái nào được yêu thích hơn thì sẽ ưu tiên cái đó hơn. Điều này không chỉ giúp tăng cường sự tập trung của học sinh vào bài giảng, mà còn toàn diện hoá khả năng tiếp thu kiến thức của cả lớp.
Tất nhiên, việc áp dụng được đủ tất cả các phương thức truyền tải kiến thức vào trong một buổi học là điều mà bất kỳ giáo viên nào cũng mong muốn. Tuy nhiên không phải lúc nào điều kiện cũng cho phép. Việc chuẩn bị giáo cụ phù hợp sẽ phụ thuộc nhiều vào kinh phí đầu tư. Nếu có kinh phí rồi, thì lại phải lo xem đầu tư vào đâu mới hợp lý. Giáo cụ dạy học trên thị trường thì vô vàn, nếu danh mục đầu tư của trường không được tối ưu sẽ dẫn đến tình trạng rối ren, khó kiểm soát, quá nhiều giáo cụ phải quản lý.
>>>Top 3 màn hình tương tác cho giáo dục đáng mua nhất 2023
Thế nhưng những vấn đề trên hoàn toàn có thể giải quyết bằng các dòng thiết bị tương tác thông minh. Tại sao lại như thế? Như phía trên đã đề cập thì cứ mỗi một hình thức truyền tải kiến thức sẽ cần phải có hệ thống giáo cụ riêng. Ví dụ để truyền tải hình ảnh sẽ cần máy chiếu-màn chiếu, để học bài qua việc nghe thì sẽ cần có hệ thống loa, và để trải nghiệm thực tế thì lại cần vô vàn các loại giáo cụ khác. Nghe qua thôi đã thấy rất phức tạp rồi.
Nhưng mặc dù phức tạp là thế, tất cả các vấn đề trên đều có thể được giải quyết bằng một dòng thiết bị tương tác như Khung tương tác, Bảng tương tác hoặc Màn hình tương tác Không chỉ đem đến khả năng hiển thị hình ảnh và chế độ âm thanh tiêu chuẩn, thiết bị tương tác với công nghệ cảm ứng đa điểm chạm còn có thể dễ dàng thay thế toàn bộ các loại giáo cụ trải nghiệm trực quan khác trong lớp học. Từ đó giúp cho việc quản lý của các thầy cô giáo trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết.
>>>Tham khảo ngay chương trình khuyến mãi thiết bị tương tác MỚI NHẤT tại đây
Không thể tập trung được bởi vì... không thể tập trung được
Chắc hẳn cụm từ "Lơ ma lơ mơ" đã được rất nhiều thầy cô giáo sử dụng để chỉ thói mất tập trung của học sinh trong mỗi giờ học. Và điều này không chỉ phổ biến ở các cấp bậc đào tạo thấp, mà ngay đến cả sinh viên đại học cũng rất dễ mắc phải. Nói chuyện, làm việc riêng, ăn vặt, lướt điện thoại,... là những điều xảy ra khá thường xuyện tại bất kỳ lớp học nào thời nay. Thậm chí, nhiều học sinh mặc dù vẻ ngoài trông rất tập trung, rất chăm chú nghe giảng, nhưng thực ra lại như đang "mơ giữa ban ngày".
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể hiểu đơn giản là bởi vì xung quanh cuộc sống của các cô cậu học trò thời buổi hiện nay có hàng ngàn, hàng vạn cám dỗ khác nhau thú vị hơn rất nhiều so với những kiến thức trong bài giảng của thầy cô. Và tất nhiên, xu hướng của tâm trí con người sẽ là chọn những thứ tạo ra sự thoả mãn về mặt cảm xúc trước, hơn là phải suy nghĩ về những con số, bài toán, những kiến thức khoa học đầy phức tạp (mặc dù rõ ràng là chúng có ích hơn).
Để khắc phục tình trạng này, công việc của các thầy cô đó là phải làm mọi cách để "kéo" tâm trí của học trò trở lại với bài giảng. Nhiều phương pháp đã được đưa ra, một trong số đó nằm ở giải pháp được phân tích ở phần trên - đa dạng phương pháp truyền tải kiến thức. Còn một phương pháp khác cũng thường được đề cập đến, đó là tạo động lực nhằm thúc đẩy ý thức học tập của học sinh, tuy nhiên đây lại là điều mà không hề đơn giản để giải quyết.
Đối với việc đa dạng hóa cách thức để truyền tải bài giảng, ngoài việc sử dụng hình ảnh, âm thanh cũng như các giáo cụ trực quan ra, việc tăng cường sự tương tác trong lớp học cũng nên cần được chú ý. Hoặc hiểu đơn giản là đừng để cho học sinh ngồi yên một chỗ nghe giảng trong suốt cả buổi học. Bên cạnh việc cho cả lớp hoạt động thông qua giáo cụ học tập, các thầy cô nên chia lớp ra thành các nhóm nhỏ để cùng thảo luận về chủ đề của môn học, hoặc có thể tổ chức các cuộc thi giữa các nhóm. Đây vẫn là một cách vô cùng hiệu quả trong giảng dạy nhằm hướng sự tập trung của học sinh quay trở lại bài giảng. Khi đặt học sinh vào môi trường làm việc nhóm, áp lực để làm sao cho bằng bạn bằng bè sẽ trở thành động lực để các bạn cố gắng hoàn thành tốt phần việc của mình, từ đó việc tiếp nhận kiến thức không những tự nhiên hơn mà còn hiệu quả hơn nhiều so với việc ngồi không nghe giảng. Hơn thế nữa, đây cũng là cách để tạo môi trường tương tác giữa các học sinh với nhau, mở ra cơ hội chia sẻ cũng như học hỏi lẫn nhau một cách dễ dàng nhất.
>>> Tham khảo ngay màn hình tương tác công nghệ tiên tiến mới dành cho giáo dục ngay tại đây:
Với công nghệ cảm ứng đa điểm chạm cho phép từ 2 đến 10 người trở lên cùng tương tác trực tiếp, thiết bị tương tác dường như là một giải pháp hoàn hảo cho việc tăng cường sự tương tác trong lớp học cũng nhưng động lực học tập của học sinh. Với hình ảnh hiển thị đẹp mắt, chức năng viết vẽ, thiết kế được tối ưu cực kỳ cuốn hút và thân thiện người dùng, các thiết bị tương tác thông minh như Khung tương tác, Bảng tương tác, hay Màn hình tương tác sẽ là một giải pháp giúp xoá bỏ hoàn toàn nỗi sợ khi phải lên bảng làm bài tập của học sinh. Ngoài ra, nhiều học sinh cũng có thể được tương tác trên cùng một thiết bị trong cùng một lúc, giúp tối ưu hoá việc học nhóm cũng như khả năng học hỏi và tương tác lẫn nhau của học sinh.
>>>Xem chi tiết các tính năng thông minh của khung tương tác tại đây.
Không thể tập trung được bởi vì... không muốn tập trung
Hay nói cách khác đó chính là học sinh không có động lực và ý thức học tập. Nên dù có học môn nào đi chăng nữa, mức độ tập trung sẽ luôn nằm ở dưới ngưỡng trung bình. Điều này thường xuất hiện khá phổ biến ở các học sinh trung bình-yếu, nhưng cũng hoàn toàn có thể ở cả những bạn có học lực ở mức ổn. Đối với những học sinh này, thường thì sẽ có xuất phát điểm kém hơn các bạn, hoặc là có vấn đề khách quan bên ngoài tác động đến khiến việc học của các bạn bị ảnh hưởng, hoặc là do thiếu phương pháp học tập, rèn luyện cũng như ý thức học tập chưa thực sự được củng cố.
Thế nhưng tất cả những nguyên nhân trên đều có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân cốt lõi lớn nhất, đó chính là thiếu định hướng để phấn đấu. Đây hoàn toàn là một yếu tố có thể khiến một học sinh có khả năng nhận thức và học lực ở mức khá bị tụt dốc lại so với các bạn bè cùng trang lứa. Và đây không chỉ là vấn đề ngày một ngày hai có thể giải quyết, bởi vì nó còn phải phụ thuộc vào cả một hệ thống giáo dục của một quốc gia. Nếu chỉ nói học để đi thi, học để làm hài lòng bố mẹ, học để so điểm với bạn bè,... thì thực sự không những vừa mơ hồ, vừa vô cùng sai trái và phản tác dụng.
Chính vì thế, công việc của không chỉ các thầy cô mà còn là của cả xã hội, đó là tạo ra những hệ giá trị có tính chất hợp lý cho từng bạn học sinh để có thể tạo ra động lực phấn đấu trong tương lai. Tất nhiên đây là một điều không hề đơn giản, thế nhưng nếu cứ tiếp tục để tình trạng như thế diễn ra có thể sẽ còn gây ảnh hưởng đến cả sự thịnh vượng của một quốc gia. Mỗi thầy cô, mỗi giáo viên cần phải cố gắng để trở thành người nâng đỡ, người truyền cảm hứng cho học sinh. Điểm cốt lõi nằm ở chỗ là phải nắm được điểm mạnh thực sự của từng em học sinh nằm ở đâu, nhất là đối với các học sinh có học lực yếu. Rồi từ đó xoáy sâu vào điểm đó, tạo mọi điều kiện và môi trường thích hợp để các em không những tự tin thể hiện mình hơn trong mắt bạn bè đồng trang lứa, mà còn nhìn ra được định hướng tương lai của bản thân mình để mà tiếp tục phấn đấu.
Ngoài ra, một điều quan trọng nữa mà các thầy cô cần phải hiểu được (thậm chí nhiều thầy cô cũng đã biết được điều này), đó chính là đôi khi việc chỉ trích nhiều sẽ chẳng đem lại hiệu quả gì cả. Kỷ luật, mắng chửi, các hình phạt khác nhau,... là những điều hoặc là đã quá quen với các bạn học sinh không có động lực phấn đấu, hoặc là một sự áp lực khủng khiếp khiến các bạn có muốn cũng không biết phải phấn đấu như nào. Đối với những trường hợp như thế này, động viên và khích lệ nên là giải pháp được áp dụng. Tất nhiên, lại nói lại một lần nữa, đây cũng không phải là một việc dễ dàng để làm bởi vì sẽ có những trường hợp mà giáo viên hoàn toàn bó tay trước sự cứng đầu của học sinh. Những lúc như này, giáo viên cần phải chọn những thời điểm thích hợp, khi khả năng tiềm ẩn của những bạn học sinh ấy được bộc lộ hoặc nhen nhóm bộc lộ, thì đó là lúc mà các thầy cô giáo cần phải động viên và khích lệ nhiệt tình để tạo sự tự tin cho các bạn. Tương tự với việc khi các bạn mắc lỗi, việc sửa lỗi sai cũng cần phải có sự giúp đỡ của các giáo viên, không cần quá sát sao nhưng nên là phải chân thành với các bạn.
>>>Tivi cảm ứng dạy học tại nhà giá bao nhiêu?
TỔNG KẾT
Trên đây là những tổng hợp của DNC về những nguyên nhân mà học sinh không chú ý trong lớp học và giải pháp để khắc phục tình trạng này. Điểm mấu chốt của việc khắc phục sự "lơ mơ" của học sinh đó chính là các thầy cô nói riêng và ngành giáo dục nói chung phải tạo ra một định hướng giá trị đủ sức hút để kéo sự tập trung của các bạn từ những cám dỗ của thế giới xung quanh về lại với trang sách và bài giảng. Mặc dù có thể rất lâu nữa mới đạt đến cái đỉnh của một hệ thống giáo dục hoàn hảo, nhưng việc cố gắng hàng ngày từng chút từng chút một chưa bao giờ là một lựa chọn thừa thãi (đối với cả giáo viên và học sinh). Bài viết này được xây dựng dựa trên các nguồn thu thập từ internet cũng như một số quan điểm xuất phát từ góc nhìn chủ quan của người viết. Vậy nên vẫn còn rất nhiều những sai sót trong các luận điểm được đưa ra, rất mong bạn đọc có thể thông cảm và tiếp tục ủng hộ chúng tôi trong thời gian tới.
>>>Tham khảo thêm các tính năng thông minh khác của màn hình tương tác tại đây.
Để được tư vấn thêm về màn hình tương tác, khung tương tác, bảng tương tác thông minh, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin liên hệ sau:
Miền Bắc: Số 5 Hạ Yên Quyết - P. Yên Hoà - Q. Cầu Giấy - Hà Nội
Hotline: 097 137 8968
Miền Nam: Số 33 Mai Lão Bạng, P.13, Quận Tân Bình, Tp.HCM
Hotline: 094 280 1618
Fanpage: https://www.facebook.com/thietbituongtacDNC
CSKH/Bảo hành: 0932 196 558
Dự án: 0935 083 999
Nhân viên của chúng tôi luôn có mặt 24/7 giải đáp kịp thời các thắc mắc của quý khách hàng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ!
Người viết: Nghiêm Đông
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.